QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển; yêu cầu về đóng gói, phương tiện chứa đối với hàng hóa nguy hiểm; phương án ứng cứu khẩn cấp và tập huấn người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương quy định tại Điều 24 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và các tổ chức cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Đóng gói hàng hóa nguy hiểm” là việc sử dụng các thao tác kỹ thuật để chứa đựng hàng hóa nguy hiểm trong các phương tiện chứa phù hợp tiêu chuẩn đã đăng ký, công bố.
  2. “Phương tiện chứa” là các loại bao gói, chai, thùng, bồn, bể hoặc côngtenơ (container) dùng để chứa và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Phương tiện chứa hàng hóa nguy hiểm gồm các loại:
  3. a) “Bao gói cỡ nhỏ” (ký hiệu là P) là phương tiện chứa có dung tích chứa nước đến 450 lít hoặc có khối lượng chứa đến 400 kg.
  4. b) “Bao gói cỡ lớn” (ký hiệu là LP) là phương tiện chứa có dung tích chứa nước lớn hơn 450 lít hoặc có khối lượng chứa lớn hơn 400 kg nhưng có thể tích chứa nhỏ hơn 3 m3.
  5. c) “Thùng chứa hàng rời cỡ trung” (ký hiệu là IBC), bao gồm:

– Thùng kim loại có thể tích chứa tối đa đến 3 m3 đối với hàng hóa dạng lỏng, rắn.

– Thùng bằng gỗ, chất dẻo, giấy có thể tích chứa tối đa đến 1,5 m3 đối với hàng hóa dạng rắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *